Việt Nam Săn_bắt_rùa

Săn bắt rùa ở Việt Nam
Cảnh giết mổ rùa ở Cà Mau và Hà Nội

Việt Nam là nơi đa dạng về hệ sinh thái, trong hệ động vật Việt Nam có sự phần bố của họ nhà rùa, ba ba với khoảng ba chục loài rùa quý. Ngày xưa, rùa bò đầy suối, lổm ngổm trong rừng, trông như cái thuyền thúng úp ngược bò lên bãi cát ven biển đẻ trứng. Rùa mai mềm nước ngọt, hay còn gọi là rùa Hồ Gươm, hay con giải, con trạnh, cũng rất nhiều. Người dân cũng ăn ba ba, ăn rùa, nhưng vì loài bò sát máu lạnh này có nhiều, nên người ta chỉ bắt một lượng đủ ăn. Từ khi mở cửa thông thương, buôn bán với người Trung Quốc, thì rùa, ba ba ít dần[1].

Rùa tuyệt chủng chủ yếu do dân bắt bán qua bên kia biên giới, bán cho thị trường Trung Quốc tiêu thụ, ngay cả như loài rùa Hồ Gươm, hay còn gọi là con giải, với ngồn ngộn thịt, với bộ riềm, nghe người dân vùng Yên Bái, Phú Thọ kể rằng, nhai cứ giòn tan, béo ngậy. Dân Việt Nam vốn không ăn rùa, coi rùa là linh vật, nhưng thấy người Trung Quốc ráo riết thu mua, chế biến đủ các món thập toàn đại bổ, thì cũng đem rùa đi hấp muối, bắt giải khổng lồ xẻ thịt xào giả cầy, sốt vang, cũng xay mai thành bột làm thuốc tráng dương bổ thận, do đó các loài rùa tiến đến bờ vực tuyệt chủng[1].

Tại Việt Nam, những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với rùa biển ở Việt Nam là ngư dân đánh bắt một cách tình cờ và vô tình rùa dính lưới (được gọi là đánh bắt không chủ ý) và trực tiếp bắt các con cái đang làm tổ và lấy trứng của chúng. Những nguyên nhân gây ra mối đe dọa lớn nhất cho rùa biển là từ các tàu đánh cá bằng lưới kéo tầng đáy, lưới rê, nghề câu kiều và các thợ lặn bắt giáp xác và nhuyễn thể. Đánh bắt không chủ ý gây ra ít nhất một nghìn trường hợp rùa bị chết hàng năm.

Việc bắt rùa và trứng của chúng từ các bãi biển là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm số lượng làm tổ. Hầu hết những bãi biển mà trước đây có ghi nhận sự xuất hiện của tổ rùa thì giờ đây đã hoàn toàn biến mất[17]. Hiện nay, vẫn còn một số ngư dân khai thác rùa biển, vô tình khai thác gặp rùa biển nhưng không thả rùa biển lại với đại dương mà đem về mua bán, giết mỗ[18]. Giai đoạn 2004-2010, mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 1.000 con rùa biển bị săn bắt, buôn bán, trong đó có nhiều rùa non, vích hay rùa da - một loài đặc biệt quý hiếm[10].

Vào đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xóm Lau Nghĩa, xã Thái Bình, khi đi câu ở đầm Quỳnh Lâm cũng đã bắt được một con rùa nặng tới 84 kg, con rùa nặng kỷ lục cũng được bắt ở đầm Quỳnh Lâm vào năm 1991, nặng tới 131 kg. Con ba ba khổng lồ bắt được ở đầm Quỳnh Lâm, hiện trưng bày ở Bảo tàng Hòa Bình chính là con giải, là loài rùa Hồ Gươm khổng lồ, với cân nặng 121 kg, chiều dài 1,5m, nó có tuổi khoảng 300 năm[16] Ngoài ra, những câu chuyện kể tại vùng sông Hồng xác tín về một con giai khổng lồ bị đặt được với cân nặng 2,5 tạ,

Có những thợ săn rùa đã lôi lên từ lòng hồ nhiều con rùa khổng lồ để xẻ thịt ăn, đem bán và chia cho dân làng. Đùi rùa to và nhiều thịt hơn cả đùi lợn, nên chặt ra nấu một nồi đại, cả nhà ăn không hết. Thịt rùa khổng lồ mùi vị cũng không khác mấy thịt ba ba, nên không ấn tượng lắm. Trước đây, người dân quanh hồ săn được rùa khổng lồ, loài rùa Hồ Gươm được họ gọi là con ba ba. Với những thiết bị săn bắt chuyên dụng, họ lôi được cả những con rùa nặng cả tạ lên bờ làm thịt, một thợ đánh cá còn tóm được một con rùa nặng tới 60 kg[16]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Săn_bắt_rùa http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/rua-bi-xe-do... http://vietnam.panda.org/what_we_do_vi/bao_ton_loa... http://anninhthudo.vn/doi-song/san-rua-vang-noi-ru... http://www.bienphong.com.vn/bao-ve-rua-bien-khong-... http://culaochammpa.com.vn/index.php?option=com_co... http://dantri.com.vn/xa-hoi/rua-bien-viet-nam-co-n... http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/22468102-ph... http://enternews.vn/rua-bien-dang-dung-truoc-nguy-... http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/nan-san-bat-... http://quangnam.gov.vn/CMSPages/BaiViet/Default.as...